Báo chí ơi, dân “đói” lắm

Hôm nay, ngày 17/6/2011 xảy ra 1 sự kiện mà tôi rất đỗi bất ngờ và nghĩ sẽ chẳng bao giờ xảy ra cả. Đó là vietnamnet chạy 1 tin dịch từ tờ New York Times “Hải quân Trung Quốc với xa, khu vực bất an“, mà tôi đã dịch sơ lược trước đó vào ngày 15/6/2011. Tất nhiên, tôi không phải là một người làm báo hay chuyên về dịch thuật, mà đơn giản chỉ là đọc xong rồi dịch sơ lược cho những ai quan tâm có thể thu thập thêm thông tin. Tôi cũng chưa bao giờ có ý định phô trương bản thân qua chuyện này, mà muốn viết ra để nói lên 1 điều, tôi cũng như nhiều người khác thực sự đói thông tin. Và khi đói, thì phải bò.

Ngày hôm qua, có đọc 1 bài trên quechoa blog đề cập tới việc Việt Nam có 1″ thị trường báo chí”. “Theo số liệu của Hội Nhà Báo Việt Nam thì cả nước ta hiện có trên 800 ấn phẩm báo, chí. Trong đó có  gần 200 tờ báo ngày và báo tuần; 63 tờ báo trung ương, 97 tờ báo địa phương, chưa kể hàng trăm bản tin ngành, bản tin doanh nghiệp, tin huyện. Đó là nói báo viết, báo in giấy mà ông Thái Doãn Hợp một thời gọi là “lề phải”.

Phải nói rằng, trong những năm qua, báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển rất lớn, cả về số lượng lẫn chất lượng (theo đánh giá của tôi, 1 độc giả, bởi tôi không phải là người trong ngành). Những tin tức trong nước luôn được đăng tải nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, đứng trước những vấn đề mang tính “nhạy cảm chính trị” thì người đọc theo nghĩa hẹp, và người dân theo nghĩa rộng lại không được thông tin đầy đủ. Có lẽ từ đó, cái từ “lề phải” dần trở nên phổ biến để ám chỉ việc đưa tin theo 1 chiều như hiện nay.

Và đó cũng là câu chuyện liên quan tới vietnamnet như đề cập ở phần trên. Hãy khoan bàn tới chuyện yêu nước, quốc gia đại sự. Với 1 người dân Việt Nam bình thường như tôi, thì việc tìm hiểu thông tin liên quan tới vấn đề an ninh đất nước là 1 vấn đề hoàn toàn chính đáng. Nhưng thử điểm lại vai trò của báo chí trong những ngày căng thẳng trên biển Đông, dễ dàng nhận thấy sự vắng bóng của những tờ báo “hot”, cả điện tử lẫn báo giấy. Đó là những vấn đề liên quan tới chi tiết mọi diễn biến của sự việc, hoạt động “tụ tập” của nhân dân, và đặc biệt là những chính sách ngoại giao phản ứng trước những sự kiện trên. Đó là lý do tại sao, tôi dành nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin qua những trang báo nước ngoài: của Trung Quốc và thế giới. Và 1 lần, tôi đã đọc được bài báo mà vietnamnet đăng tải sáng ngày 17/6.

Cái tin đó không hẳn là một tin quá hay, mang nhiều giá trị tham khảo, mà vấn đề nằm ở chỗ: chúng ta đã thực sự quan tâm tới tiếng nói của cộng đồng quốc tế trong vấn đề giải quyết tranh chấp căng thẳng trên biển Đông (bởi dẫu sao NYT cũng là 1 tờ báo có tiếng); và khi không để dân “no” thông tin, thì hiển nhiên dân sẽ bò đi tìm. Và khi đã chủ động tìm kiếm, thì ắt hẳn sẽ thiếu đi “tính định hướng” thường được đề cập như 1 vai trò quan trọng của báo chí Việt Nam.

Mạn phép bàn luận dựa trên 1 sự việc nhỏ như trên, để thấy được vai trò lớn của báo chí, truyền thông trước những sự kiện lớn mang tính xã hội, quốc gia. Hy vọng với một “thị trường báo chí” phát triển, người dân sẽ được cung cấp đầy đủ, chính xác mọi mặt của đời sống, để nhân dân không đứng ngoài trước những sự kiện trọng đại của đất nước.

Vấn đề Trung Cộng

LTS: Gần đây, Trung Cộng đã tỏ rõ mưu đồ bành chướng. Những chuyến thăm ngoại giao liên tục được tiến hành, trong thời điểm vấn đề Biển Đông đang dậy sóng. Vậy điều gì khiến Trung Cộng bắt đầu thực thi những mưu đồ đó một các trắng trợn? Phải chăng những thành quả của phát triển kinh tế, những lợi ích của nhiều quốc gia đã gắn chặt với Trung Quốc khiến chúng tự tin đến vậy. Thêm một bài viết về Trung Quốc để biết mình biết ta.

Tại sao Đảng Cộng Sản Trung Quốc có bạn bè khắp năm châu?

Năm 2011 đánh dấu kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Rất ít các đảng phái chính trị trên thế giới có 90 năm lịch sử, và thậm chí, còn hiếm hơn khi một đảng 90 tuổi đời mà vẫn duy trì sức sống như vậy. Một trong những lý do quan trọng là, tại sao Đảng duy trì sức sống như vậy sau 90 năm với bao thay đổi to lớn,  duy trì được vị thế theo dòng thời gian.

Pierre Cardin mở một cuộc triển lãm nghệ thuật hiện đại ở Paris vào đầu năm 2003, và nhiều nghệ sĩ Trung Quốc đã tham gia triển lãm. Pierre Cardin là một người bạn cũ của tôi, nên ông mời tôi tham dự lễ khai mạc và đọc bài phát biểu. Khi tới triển lãm, tôi thấy nhiều công trình nghệ thuật hiển bên trong và bên ngoài hội trường triển lãm. Thu hút sự chú ý đặc biệt là cả tá những con khủng long màu đỏ, được tạo ra với sự ngẫu hứng của các nghệ sĩ. Tôi đã chỉ ra trong bài phát biểu rằng, khủng long là loài chiếm ưu thế trong hệ sinh thái trên cạn của hành tinh này hơn 160 triệu năm. Ngày nay, khủng long đã hoàn toàn biến mất, và mọi người chỉ có thể nhìn thấy hóa thạch của chúng. Vậy tại sao khủng long bị tuyệt chủng? Các nhà khoa học có những ý kiến ​ và lý thuyết khác nhau. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng có một điểm mà tất cả mọi người sẽ đồng ý, đó là loài này không thể thích ứng với môi trường mới khi trái đất với những thay đổi lớn, quan trọng. Kết quả là chúng đã bị tuyệt chủng.

Bài học về sự tuyệt chủng của khủng long cho chúng ta biết một sự thật rằng, thích ứng với những thay đổi trên thế giới là cần thiết. Tại sao Trung Quốc có thể đạt được tiến bộ lớn như vậy? Nếu bạn đến thăm Trung Quốc và giao tiếp với mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội, bạn sẽ thấy rằng cụm từ ưa dùng của người dân là “chạu đua với thời gian” (advancing with the times). Khi thế giới đang thay đổi, người dân Trung Quốc không ở lại trong quá khứ. Họ chạy đua với thời gian. Do đó, Trung Quốc có thể tiếp tục tiến bộ. Bài diễn văn của tôi đã giành những tràng pháo tay nồng nhiệt và lời khen ngợi từ nhiều người Pháp, bởi vì họ nghĩ rằng những gì tôi nói là đúng.

“Trung Quốc có bạn bè trên khắp thế giới” , Mao Trạch Đông đã nói vậy. Tại sao Trung Quốc có bạn bè ở khắp mọi nơi? Lý do là, trong một thời gian rất dài của thế kỷ 20, các cuộc chiến tranh và cách mạng nổ ra khắp nơi, trong đó, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân đã đàn áp trên toàn thế giới, và người dân khắp nơi vùng lên chiến đấu. Các cuộc cách mạng Trung Quốc là một phần của làn sóng tuyệt vời đó. Trung Quốc hỗ trợ cách mạng ở các nước khác, và các nước khác lần lượt hỗ trợ lại cuộc cách mạng Trung Quốc. Và khi các quốc gia bị áp bức và những người đó chiếm phần lớn dân số thế giới, Trung Quốc ắt hẳn có bạn bè trên khắp thế giới.

Theo đuổi độc lập và giải phóng dân tộc được đánh giá là nguyên nhân chính. Thêm vào đó, ngoài việc là một dân tộc bị áp bức, những người yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới luôn dành những hỗ trợ và tình cảm đặc biệt cũng là một nguyên nhân. Edgar Snow, tác giả cuốn sách “Red Star over China”, là một ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi theo thời gian. Thế giới đã chuyển từ thời chiến tranh và cách mạng sang thời kỳ của hòa bình và phát triển, đó là sự thay đổi lớn nhất trong quan hệ quốc tế. Với những thay đổi tình hình trong và ngoài nước, Đảng kiên quyết bắt đầu thay đổi chiến lược từ năm 1978, chuyển đổi trọng tâm chính sách sang xây dựng kinh tế và điều chỉnh chính sách ngoại giao.

Trung Quốc đã có bước tiến vượt bậc chưa từng có trong hợp tác kinh tế với các nước khác, bằng cách theo đuổi con đường phát triển hòa bình và chiến lược đôi bên cùng có lợi khi mở cửa. Từ năm 1978 đến năm 2010, kim ngạch thương mại nước ngoài của Trung Quốc tăng từ 20,6 tỉ đô la Mỹ đến 2,8 nghìn tỉ đô la Mỹ, với khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước ngày càng tăng, từ con số không đến hơn 1 nghìn tỷ đô la Mỹ. Trung Quốc đã có những bước tiến nhanh chóng và đáng kể trong quan hệ với các nước phát triển, cũng như các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.

Một trong những lý quan trọng của sự tăng trưởng của Trung Quốc là, đem lại lợi ích cho cả Trung Quốc và phần còn lại của thế giới, và đó là câu trả lời tại sao Trung Quốc có bạn bè trên khắp thế giới.

Tác giả: Wu Jianming, thành viên của Viện hàn lâm khoa học Châu Âu và Viện hàn lâm khoa học  Á- Âu quốc tế, dịch bởi People’s Daily Online

Dịch từ: People’s Daily Online

Nguồn: People’s Daily Online

Đài Loan không thể tự gạt mình ra khỏi tranh chấp chủ quyền Biển Đông

Tự do thời báo đăng xã luận nhan đề: “Đài Loan không thể tự gạt mình ra khỏi tranh chấp chủ quyền Biển Đông”, nội dung chính là Đài Loan nên bày tỏ quan điểm lập trường rõ ràng trong các vấn đề ở Biển Đông, để nâng cao vị thế và tiếng nói của mình trong tranh chấp Biển Đông nói riêng và trong mắt cộng đồng quốc tế nói chung.

Tổng thống Mã Anh Cửu gần đây lại bị học giả nước ngoài phê phán. Lần này là chuyên gia nghiên cứu Đài Loan trường Đại học Monash của Australia Joel Atkinson viết bài và gửi đăng trên tờ Jakarta Post. Bài báo nói về vấn đề Biển Đông đã trở thành tiêu điểm của quốc tế gần đây, phê phán chính quyền Mã Anh Cửu gần như đứng ngoài cuộc, không dám đứng về bên nào. Tác giả cho rằng, Đài Loan liên tục làm chủ đảo Thái Bình và đảo Đông Sa, sự im lặng này được coi là củng cố cho chủ trương đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đối với những tranh chấp liên tiếp tại Biển Đông, Đài Loan là đương sự, không phải người ngoài cuộc. Bởi vì, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là đảo Thái Bình thuộc sự quản hạt của Cao Hùng, phía Đài Loan có xây dựng sân bay trên đảo và còn xây dựng cả khu bảo tồn sinh sản rùa biển; trên đảo Đông Sa còn xây dựng công viên quốc gia quanh đảo, cách thành phố Cao Hùng 445 km. Trong tranh chấp quốc tế, nếu Đài Loan không lên tiếng, rất dễ bị Trung Quốc coi Đài Loan là một bộ phận của nó và cùng vì vậy mà đảo Thái Bình, đảo Đông Sa cũng nằm trong luận thuyết một phần chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc.

Đứng trên góc độ lợi ích quốc gia của Đài Loan, Đài Loan không cần phải “chọn bên đứng”, chỉ cần Đài Loan bày tỏ rõ ràng quan điểm lập trường của mình là đủ. Thế nhưng mỗi khi lục đục tại Biển Đông lại nổi lên, chính quyền Mã Anh Cửu từ đầu đến cuối luôn im lặng, đây chính là việc tự gạt mình ra ngoài, không chỉ không có tầm cao và tầm nhìn chiến lược mà còn làm mất đi cơ hội đối thoại quốc tế tuyệt vời. Chính quyền Mã Anh Cửu nhát gan, nhu nhược, do sợ hãi Cộng hoà nhân dân Trung Hoa nên đã tự gạt bỏ từ suy ngĩ đến hành động của mình, lợi ích quốc gia từ đó cũng bị mất đi.

Nguồn: nghiên cứu biển đông

Trung Quốc tăng cường lực lượng hải quân giữa lúc tranh chấp

Lực lượng giám sát ngoài khơi của Trung Quốc sẽ được tăng cường nhằm đảm bảo các lợi ích hàng hải của nước này bảo vệ đầy đủ, trong bối cảnh tranh chấp ngày càng tăng với các nước láng giềng.

Đến năm 2020, sẽ có tổng cộng 15.000 nhân viên, so với 9.000 như hiện nay, phục vụ cho lực lượng hải giám Trung Quốc (CMS) thuộc Cơ quan quản lý Hải dương quốc gia (State Oceanic Administration), một quan chức cao cấp dấu tên của CMS nói với tờ China Daily.

Số máy bay của CMS sẽ được trang bị là 16 máy bay, đội tuần tra sẽ có 350 tàu trong Kế hoạch năm năm lần thứ 12 (2011-2015), quan chức này nói thêm rằng hạm đội sẽ có hơn 520 tàu vào năm 2020 .Hiện nay, có 9 máy bay, hơn 260 tàu và 280 phương tiện giám sát thực thi pháp luật đang hoạt động. CMS đã đưa ra kế hoạch xây dựng 36 tàu tuần tra và 54 tàu cao tốc vào năm ngoái, quan chức này nói.

Với kế hoạch mở rộng, đây là lực lượng tàu tuần tra dân sự lớn nhất của Trung Quốc đưa tới Biển Đông để bảo vệ  “quyền lợi và chủ quyền” quốc gia.

Hôm thứ Tư,  Haixun 31 thuộc Cơ quan Quản lý An toàn Hàng hải Trung Quốc,  Bộ Giao thông vận tải, đã khởi hành từ Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, trong chuyến thăm hai tuần tới Singapore , Tân Hoa Xã cho biết.

Tàu được trang bị máy bay trực thăng 3.000 tấn sẽ theo dõi vận chuyển, thực hiện nhiệm vụ khảo sát, kiểm tra các giếng dầu và “bảo vệ an ninh hàng hải”, Tân Hoa Xã cho biết. Nó cũng sẽ kiểm tra tàu thuyền nước ngoài neo hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc. Đã có một số lượng ngày càng cao của sự xâm nhập của tàu thuyền nước ngoài và máy bay vào không phận và hải phận của Trung Quốc trong những năm gần đây.

Trong năm 2010, CMS xác định có sự xâm nhập của 1.303 tàu và 214 máy bay nước ngoài, so với 110 trường hợp trong năm 2007, quan chức này nói. Các CMS được thành lập vào năm 1998 với nhiệm vụ tuần tra vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, giám sát và bảo vệ môi trường hàng hải. Nó có cơ sở tại Đại Liên, Thiên Tân, Thanh Đảo, Thượng Hải, Ninh Bố, Hạ Môn, Quảng Châu và Bắc Hải và một căn cứ hàng không đang được xây dựng tại Zhoushan, tỉnh Chiết Giang.

Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức mới trong việc bảo vệ quyền hàng hải, Gao Zhiguo, Viện trưởng Viện ngoại giao biển thuộc cơ quan quản lý Hải dương Trung Quốc cho biết. Báo cáo phát triển Hải dương Trung Quốc năm 2011, được công bố bởi viện này trong tháng 5, có đề cập tới sự gia tăng xung đột tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc với các quốc gia khác.

Báo cái này đề cập tới Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, là những nước có tranh chấp chủ quyền trên một số đảo của Trung Quốc trong Biển Đông.

Hải quân của Việt Nam tiến hành cuộc tập trận bắn thật vào thứ hai, sau khi cáo buộc tàu Trung Quốc gây ảnh hưởngtới hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng lãnh hải Việt Nam.

Mặc dù căng thẳng gia tăng, Bộ Ngoại giao hôm thứ Năm đã nhắc lại rằng Bắc Kinh sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Trung Quốc  “cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, phát ngôn viên Hỗng Lỗi cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ.

Luo Yongkun, nhà nghiên cứu của Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (China Institutes of Contemporary International Relations), nói với China Daily rằng, cần phối hợp với nhau tốt hơn để giải quyết tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Một quan chức cấp cao từ Viện quản lý Hải Dương quốc gia cho biết, tháng trước đã nói với Uỷ ban quốc gia, Nội các, đang xem xét lại quy định về tuần tra ngoài khơi và thực thi pháp luật trong vùng đặc quyên kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc .

Dịch từ: People’s Daily Online

Nguồn: China Daily